Giới thiệu sách
Xóa Bỏ Bóng Đen Nhận Thức Của Bản Thân
Muốn “Xóa Bỏ Bóng Đen Nhận Thức Của Bản Thân” cũng cần sự dũng cảm.
Nhận ra những sự thật mà trước đây bản thân chưa từng nhận ra, xây dựng lại hoàn toàn thế giới nhận thức của riêng mình – thậm chí, chúng ta có thể nói đây chính là tái sinh.Khi bạn giở cuốn sách này ra và đọc tiếp, bạn chính là một người dũng cảm rồi đó.
Có hai cách để lí giải thế giới này, một là lí giải theo cách thức của người khác, hai là lí giải theo cách thức của chính mình.Cách lí giải đó sẽ quyết định những trải nghiệm và cảm nhận của bạn. Lí giải thế giới như thế nào, lí giải bản thân như thế nào, nhìn nhận mối quan hệ giữa thế giới và bản thân như thế nào, những điều này về cơ bản sẽ quyết định toàn bộ trải nghiệm cuộc sống của bạn với tư cách là một con người. Trước khi chúng ta có thể dùng con mắt của người quan sát để nhìn nhận bản thân, nhìn nhận người khác và nhìn nhận thế giới, cách chúng ta lí giải về thế giới này cũng giống như đa số những người khác, đó là được cha mẹ trao cho, được bối cảnh văn hóa xã hội trao cho, cũng như được giá trị quan truyền thống qua các thế hệ của gia đình trao cho.
Trong hệ nhận thức như vậy, chúng ta bị quan niệm và tiêu chuẩn đánh giá của người khác trói buộc, không thể nào sống theo ý mình, cũng không thể nào sống một cách tự do.
Hãy cùng xem ví dụ sau:
Có lẽ bạn lớn lên cùng câu nói này của cha mẹ: “Cha mẹ không dám ăn, không dám mặc, cha mẹ làm mọi việc đều là vì muốn tốt cho con.” Trong hệ nhận thức của cha mẹ, họ là “người hi sinh” hoàn hảo, còn bạn là “kẻ hưởng thụ” sướng không biết đường sướng. Nếu bạn hoàn toàn đồng ý với nhận thức này của cha mẹ mà không có suy nghĩ của riêng mình, bạn sẽ rơi vào một vòng tuần hoàn bi kịch sau: Vì nhận được sự hi sinh mà cảm thấy áy náy → Vì áy náy nên muốn bù đắp → Vì muốn bù đắp mà bị cha mẹ kiểm soát → Vì bị kiểm soát nên mãi mãi không thể tách rời khỏi cha mẹ.
Bạn như vậy, tuy là vẫn đang sống, thậm chí giống như có tất cả, nhưng lại không hề thực sự sở hữu chính mình. Vì bạn đồng ý với thân phận “kẻ mắc nợ” mà cha mẹ trao cho mình nên bạn chẳng thể nào vứt bỏ được cảm giác áy náy, chẳng thể nào cho phép mình được vui vẻ, chẳng thể nào nói “Không” với cha mẹ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.