Giới thiệu sách
Thử Đi Chờ Chi – Sức Mạnh Thay Đổi Số Phận Của Một Lần Làm Thử
Trên thực tế, tôi không biết rằng các “dấu chấm” sẽ nối lại với nhau như thế nào. Thứ duy nhất tôi biết chắc chắn là tôi thấy thỏa mãn khi có thể hoàn thành một việc mình chưa từng làm. Bất cứ ai từng trải nghiệm “hương vị” khi “hoàn thành” được việc gì đó sẽ đều hiểu cảm giác này. Đó chính là “trải nghiệm một thành công nhỏ”, thuốc đặc trị dành riêng cho lòng tự tin bị tổn thương. Tôi dần tin vào “sức mạnh của một lần làm thử” và “ma thuật kết nối những dấu chấm”. Không có nguyên nhân thì không có kết quả, khởi đầu của mọi sự thay đổi chắc chắc đều bắt nguồn từ những “dấu chấm” rất nhỏ đó.
Trích đoạn sách hay trong sách “Thử Đi Chờ Chi – Sức Mạnh Thay Đổi Số Phận Của Một Lần Làm Thử”:
Viết xong ba câu này, tôi chợt nghĩ: “Mình có thực sự nên viết sách không nhỉ?”. Sau đó, tôi viết ra đầy một trang những gì mình nghĩ vào thời điểm ấy, và liên tục trong ba tháng, tôi cảm giác như mình bị cuốn vào ý tưởng đó. Có lẽ cảm giác ấy cũng giống như khi tôi chạy tới quán điện tử hồi học tiểu học chăng? Thậm chí đến cả lúc leo lên giường tôi cũng nghĩ ước gì ngày mai tới thật mau. Cuốn sách đầu tiên của tôi: “Công việc của cuộc sống” đã ra đời như vậy, được lấy cảm hứng từ lòng cảm động của tôi sau khi lắng nghe thông điệp về “cái chết” của Jobs. Thật là lạ lùng. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện mình có thể viết sách, lại còn là một cuốn sách chẳng hề được lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi viết. Quá trình tôi viết cuốn sách này chính là minh chứng cho thông điệp đầu tiên của Jobs: “Kết nối điểm mốc”.
Jobs kể lại thời trẻ của mình để giải thích về quy luật “kết nối điểm mốc”. Ông nhấn mạnh rằng những bài giảng về kiểu chữ mà ông tham gia dự thính sau khi bỏ học đại học, đã giúp ích rất nhiều cho ông trong quá trình chế tạo dòng máy tính Macintosh nổi tiếng với kiểu chữ tuyệt đẹp 10 năm sau này. Quan trọng hơn, có những công việc mà ông đã làm suốt cả một thời gian dài đơn giản chỉ vì sở thích, chứ không phải nhằm mục đích hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai, lại đem đến lợi ích bất ngờ. Ta không thể dự đoán tương lai và kết nối các điểm rời rạc ngay từ lúc này, nhưng khi mọi chuyện đã xảy ra thì mối quan hệ giữa chúng lại trở nên rõ ràng. Điều này giống như phiên bản trong đời sống con người của những lý thuyết hệ thống phức tạp, tiêu biểu như hiệu ứng cánh bướm vậy: “Một sự thay đổi nhỏ ở nơi nào đó trên Trái đất cũng có thể chính là nguyên nhân tạo nên một hiện tượng thời tiết khó lường tại một chỗ khác”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.