Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng – 51 nguyên tắc thu phục lòng người
Một nhà lãnh đạo tài ba không những có kiến thức rộng, tầm nhìn xa mà còn cần đến sự linh hoạt, khéo léo trong giao tiếp, hiểu được người và thông cảm cho người. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng – 51 nguyên tắc thu phục lòng người của Matsuo Iwata là một những cuốn sách dành cho các nhà lãnh đạo bán chạy nhất tại Nhật Bản.
Nội dung cuốn sách Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng – 51 nguyên tắc thu phục lòng người
Xuyên suốt cuốn sách là 51 nguyên tắc được chia thành 7 chương:
Chương 1: Để trở thành người lãnh đạo thu phục được người khác, cần có lời nói của một tư duy đã qua mài giũa
Chương 2: Trở thành một người lãnh đạo truyền cảm hứng – những từ ngữ làm tăng “khả năng giao tiếp”
Chương 3: Ngôn từ làm tăng “sức mạnh quản trị”
Chương 4: Những câu nói sắc bén làm tăng khả năng quyết định
Chương 5: Những câu nói tăng thêm “năng lực hành động”
Chương 6: Những câu nói có thể dùng trong đọc sách, học tập
Chương 7: Những câu nói nâng cao “năng lực con người”
Cuốn sách Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng đã nêu lên một quan điểm ít người chú ý về nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo tác giả, “một người lãnh đạo cần có nhận thức rằng, khi địa vị cao lên đồng nghĩa là có nhiều quyền lực hơn và sẽ có nhiều trách nhiệm phải mang hơn bao giờ hết, cần phải tu luyện bản thân nhiều hơn trước“.
Sự tu luyện không chỉ là rèn luyện kỹ năng, nâng cao tầm hiểu biết mà còn nằm ở kỹ năng giao tiếp và thấu cảm. Một nhà lãnh đạo ưu tú là người biết nhìn người và sử dụng người, khéo léo trong cả những hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Nhà lãnh đạo biết nói “lời cảm ơn”
“Lời cảm ơn” là câu nói đơn giản nhưng ít khi được chú ý. Thực tế, “lời cảm ơn” mang sức mạnh và giá trị to lớn, có tác động rất lớn đến người nghe. Đây cũng là 1 trong 51 nguyên tắc thu phục lòng người để trở thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng xuất sắc.
Để truyền cảm hứng tới nhân viên, nhà lãnh đạo không cần đưa ra những lời đao to búa lớn. Thay vào đó, một người sếp chỉ cần khen ngợi đúng lúc và cảm ơn khi cần dù chỉ với một việc nhỏ nhoi. Lời nói cuối cùng của người lãnh đạo cũng nên kết thúc bằng lời cảm ơn. Nếu nhân viên đạt được thành tích lớn lao, lời cảm ơn còn cần đi kèm tiền thưởng và chia lợi nhuận cho tất cả mọi người. Trong một khoảnh khắc như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy được trân trọng và khích lệ, từ đó dẫn tới những thay đổi tích cực về mặt cảm xúc và ngày càng nỗ lực hơn trong công việc.
Nhà lãnh đạo biết lắng nghe
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phần nào phá vỡ những hiểu lầm về một nhà lãnh đạo. Một người sếp tài giỏi và tâm lý có thể không cần nói quá nhiều. Thay vào đó, họ chỉ cần nói một nửa những điều mình muốn nói để có thể lắng nghe câu chuyện người khác gấp 2 lần.
Trong quá trình lắng nghe, người lãnh đạo không nên ngắt lời cấp dưới. Hành động này không chỉ thể hiện cách ứng xử kém văn mình mà còn tạo bầu không khí căng thẳng, khó chịu khi giao tiếp.
Ngược lại, nếu cấp trên lắng nghe câu chuyện và ý kiến của cấp dưới, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng khi có thể bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của mình. Nhờ vậy, không chỉ cấp dưới cảm thấy vui vẻ mà người lãnh đạo cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng và suy nghĩ của những người dưới quyền.
Những nhân viên giỏi không tìm một nhà lãnh đạo chuyên chế và thích khoe khoang. Họ cũng không muốn làm việc cho một người sếp chỉ biết đi theo địa vị và danh tiếng. Ngược lại, nhân viên cần một người lãnh đạo biết chia sẻ, cảm thông, dũng cảm thực hiện kế hoạch. Không cần những việc làm to lớn hay những phát ngôn gây sốt, điều được tìm kiếm ở một nhà lãnh đạo chân chính là những hành động nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa.
Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng – 51 nguyên tắc thu phục lòng người được lồng ghép qua những bài học của Nhật Bản, Trung Quốc. Từ ví dụ thực tiễn về cách giáo dục của nước Nhật đến các triết lý Nho giáo, trích dẫn nổi tiếng được lấy từ cuộc sống, phim ảnh, Lão Tử, Khổng Tử… qua đó đúc rút những lời khuyên đúng đắn cho các nhà lãnh đạo ưu tú trong tương lai.
Đôi nét về tác giả:
Matsuo Iwata từng học tại trường Kinh tế Đại học Osaka và Trường quản lý UCLA Anderson. Sau đó, ông tiếp tục làm việc cho nhiều công ty nổi tiếng như công ty tư vấn quốc tế Gemini Consulting Nhật Bản, Nhật Bản Coca Cola, công ty Takara và CEO của The Body Shop. Khi đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Starbucks Nhật Bản, ông đã áp dụng khẩu hiểu “một thương hiệu sẽ tỏa sáng trong 100 năm qua và dẫn đến hiệu suất tốt hơn”. Năm 2010, ông đã giúp công ty đạt doanh thu đạt ở cao nhất mọi thời đại là 101,6 tỷ USD.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.