Giới thiệu sách
Khởi Chánh Nghiệp
Đưa phẩm chất của Đức Phật vào sự nghiệp
Học Phật không phải để làm mở rộng cái não ra, lý luận nhiều hơn, tranh cãi mạnh mẽ hơn trong khi con tim thì teo tóp lại, không sống được với tình thương, tình yêu vô điều kiện, hay có thể gọi là lòng từ bi. Học Phật tức là học theo vị Phật, cũng có nghĩa là học theo những phẩm chất của vị Phật đó. Học theo để sống được những trạng thái tâm của một vị Phật. Đó là điều cốt lõi khi học Phật. Không phải để tranh hơn thua, đúng sai, mà để sống cuộc đời thanh tịnh, an lạc, thành toàn.
Cuộc đời ấy, nếu là của một doanh nhân thì vị ấy sẽ không chỉ là một doanh nhân, là một “con buôn”, mà là một doanh nhân hạnh phúc. Nếu là một người bắt đầu bước chân vào con đường khởi nghiệp thì họ không chỉ khởi nghiệp, cũng không “tạo nghiệp”, họ khởi chánh nghiệp. Nếu là một người làm công ăn lương, thì là một nhân viên có sức mạnh từ nội tâm, có khả năng tự làm chủ đời mình. Còn nếu là bất kỳ ai thì cũng đều tìm ra con đường sống đạo đức, sống trắc ẩn, liên tục phát triển phẩm chất, đạt được sự an lạc ở ngay trong đời sống thường ngày.
Cuốn sách Khởi Chánh Nghiệp của tác giả Tạ Minh Tuấn được viết với ý nguyện tích hợp những trí tuệ tâm linh cổ xưa của Phật Pháp bằng ngôn ngữ dễ hiểu và cấp tiến, góp phần kiến tạo một thế hệ khởi chánh nghiệp hòa hợp, phát triển và thành toàn.
Cuốn sách không giống với khởi nghiệp đơn thuần, vì trong đó áp dụng thực hành đạo đức và tâm linh vào trong việc khởi nghiệp, vì thế, nên gọi là khởi chánh nghiệp thay vì là khởi nghiệp.
Mục lục sách Khởi Chánh Nghiệp
- Phần 1: Thánh Đạo
- Một món quà của vũ trụ: ý thức
- Hai loại sự thật
- Ba lần chuyển pháp luân
- Phần 2: Khởi chánh nghiệp
- Tứ diệu đế
- Bát chánh đạo
- Thập nhị nhân duyên
- Phần 3: Ở đây và bây giờ
- Thiền Anapanasati
- Thiền Vipassana
- Thiền thức tỉnh
- Mười Ba-la-mật
- Chánh niệm trong đời sống hằng ngày
- Câu chuyện khởi chánh nghiệp của bạn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.