Giới thiệu sách
Đường Đến Nhân Cách
Chúng ta sống trong một xã hội luôn khuyến khích chúng ta phải nghĩ về cách có cơ nghiệp lớn nhưng lại không màng đến việc nhiều người trong chúng ta mờ mịt về cách thức trau dồi nội tâm. Cuộc cạnh tranh để thành công và giành được sự ngưỡng mộ quá khốc liệt làm chúng ta kiệt sức. Thị trường tiêu thụ khuyến khích chúng ta sống bằng phép tính toán tiện dụng, để thỏa mãn những ham muốn và không còn nhìn ra những trả giá về mặt đạo đức bị đánh cược trong những quyết định hàng ngày. Tiếng ồn từ những trao đổi nhanh và hời hợt khiến chúng ta càng khó nghe thấy những âm thanh trầm lặng hơn phát ra từ tầng sâu. Chúng ta sống trong nền văn hóa dạy cho chúng ta tự lăng xê và quảng bá bản thân, và luyện nhuần nhuyễn những kỹ năng cần thiết cho sự thành công. Trong khi đó sự khiêm tốn, khả năng thông cảm và biết tự chất vấn bản thân một cách trung thực — những yếu tố cần thiết để xây dựng nhân cách lại ít được khuyến khích.
Nếu bạn chỉ là người có tham vọng, cầu tiến trong công việc, muốn xây dựng, sáng tạo, sản xuất và khám phá mọi thứ, muốn có địa vị cao và nhiều chiến thắng, thì bạn sẽ trở thành “loài động vật tinh ranh”, một “sinh vật mánh khóe”, tự bảo tồn, lão luyện trong cuộc chơi và biến mọi thứ thành một trò chơi. Nếu đó là tất cả những gì bạn có thì bạn sẽ dành rất nhiều thời gian trau dồi kỹ năng chuyên nghiệp, nhưng bạn lại thiếu ý niệm rõ ràng về những nguồn ý nghĩa trong cuộc sống. Bạn thiếu các tiêu chí bên trong để có những cam kết không lay chuyển được. Bạn chưa bao giờ phát triển sự bền lòng, sự chính trực để có thể chịu được sự không tán thành từ số đông hoặc chịu được đòn búa rìu nào. Bạn thấy mình làm những thứ người khác tán thưởng, mặc cho những thứ này có thích hợp với bạn hay không. Bạn dại dột đánh giá người khác bằng những khả năng thay vì giá trị của họ. Bạn không có chiến lược xây dựng nhân cách, và vì vậy không những cuộc sống nội tâm mà cả cuộc sống bên ngoài của bạn sẽ dần tan rã.
Cuốn sách Đường Đến Nhân Cách nói về cách một số người trau dồi được nhân cách thật mạnh mẽ, về cách tư duy mà nhiều người qua nhiều thế kỷ đã áp dụng để đặt sắt thép vào cốt lõi con người họ và để nuôi dưỡng một trái tim sáng suốt.
Trích dẫn trong sách “Đường Đến Nhân Cách”
“NHỮNG KẺ VẤP NGÃ. Tin tốt trong cuốn sách này là việc có khiếm khuyết là không sao hết, vì mọi người đều vậy. Tội lỗi và những hạn chế được đan xen vào cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đều là những kẻ vấp ngã, và cái đẹp và ý nghĩa cuộc sống nằm trong việc vấp ngã – khi nhận ra việc vấp ngã và cố gắng trở nên duyên dáng hơn theo năm tháng. Người vấp ngã lê chân qua cuộc sống, mất thăng bằng một chút chỗ này chỗ nọ, có khi lảo đảo, có khi ngã quỵ gối. Nhưng người vấp ngã đối mặt với bản chất không hoàn hảo của mình, những lỗi lầm và nhược điểm của mình, với sự chân thật không che giấu, với cái trái ngược với sự hèn nhát. Có lúc hổ thẹn với những thói xấu trong bản chất của mình – sự ích kỷ, sự tự lừa dối, đôi lúc ham muốn đặt những tình yêu thấp kém lên trên những tình yêu cao cả hơn. Nhưng sự khiêm nhường cho ta hiểu biết bản thân. Khi chúng ta công nhận rằng mình hỏng bét, và cảm nhận được sức nặng những hạn chế của mình, chúng ta thấy bản thân bị thách thức và bị căng ra với một kẻ thù nghiêm trọng phải khuất phục và vượt qua..” – Trích Đường đến nhân cách | David Brooks
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.