Giới thiệu sách
Đừng Lo Lắng – 48 Bài Học An Dịu Nỗi Lo Âu Từ Một Vị Thiền Sư
Thật ra, 90% nỗi lo lắng của ta sẽ không thành hiện thực. Thông qua cuốn sách này, SHUNMYO MASUNO sẽ cho ta biết tại sao. Ông là một vị Thiền sư đáng kính, đồng thời là tác giả của cuốn Nghệ thuật sống đơn giản bán chạy trên toàn thế giới. Ta lo lắng về một điều gì đó, nhưng rồi chợt nhận ra nó thật chẳng đáng lo đến vậy.
Ta bỗng thấy nhẹ nhõm biết bao. Bí quyết ở đây là chỉ tập trung vào hiện tại và nơi này, như thế, ta có thể giải phóng mình khỏi những lo lắng không cần thiết, để tâm trí ta được bình yên. Trong “Đừng Lo Lắng – 48 Bài Học An Dịu Nỗi Lo Âu Từ Một Vị Thiền Sư”, ta sẽ học được:
- Bài học số 1: Khi ngừng so sánh bản thân với người khác, 90% nỗi lo của ta sẽ biến mất
- Bài học số 4: Loại bỏ những thứ không cần thiết khỏi cuộc sống để nó trở nên đơn giản tuyệt đối
- Bài học số 10: Ngừng tìm kiếm, ngừng vội vã, ngừng ám ảnh
- Bài học số 11: Tích cực khi nghĩ đến một điều gì đó, bởi bản thân ta là người quyết định hạnh phúc của chính ta
- Bài học số 14: Ngừng tiếp nhận quá nhiều thông tin
- Bài học số 19: Tạm dừng cạnh tranh. Đó là cách thiền định để tránh lo lắng
- Bài học số 24: Khi ta hành động thay vì chỉ ngồi lo lắng, mọi chuyện chắc chắn sẽ tốt hơn.
Bằng cách làm theo 48 bài học đơn giản và ghi nhớ các câu “thiền ngữ” trong cuốn sách này, ta sẽ cảm thấy bình tĩnh, thoải mái, cuối cùng là tích cực hơn khi tận hưởng cuộc đời này.
Mục lục sách “Đừng Lo Lắng – 48 Bài Học An Dịu Nỗi Lo Âu Từ Một Vị Thiền Sư”:
- GIẢM THIỂU, BUÔNG BỎ, ĐỂ LẠI PHÍA SAU
- Đừng huyễn hoặc chính mình
- Tập trung vào “bây giờ”
- Đừng làm bản thân nặng gánh hoặc kéo bản thân xuống
- Tối giản đồ đạc
- Hãy là chính mình
- Hãy tháo lăng kính màu
- Trở nên hòa nhã
- Nhận ra những hạn chế
- CHỈ TẬP TRUNG VÀO NHỮNG THỨ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ
- Hãy nhìn nhận lại điều hiển nhiên
- Đừng vội vàng, đừng sợ hãi
- Hồi đáp tích cực
- Trân trọng buổi sáng
- Sống theo tiêu chuẩn riêng
- Đừng tìm kiếm điều không cần thiết
- Hãy tỏa sáng bất kể nơi đâu
- Đừng đi ngược lại cảm xúc
- Tĩnh lặng vào đêm
- XA RỜI CẠNH TRANH, ĐÂU SẼ VÀO ĐÓ
- Đừng bám chấp lấy vinh quang hay thất bại
- Hãy tiếp tục, chậm rãi và bền bỉ
- Biết ơn
- Dùng chánh ngữ
- Hãy để người trẻ đảm nhiệm
- Hãy chấp nhận hoàn cảnh bất kể nó thế nào
- Hôm nay, hãy làm những việc của hôm nay
- Đừng chỉ trốn chạy
- Hãy khoan dung
- Thuận theo tự nhiên
- Đừng nói chuyện chỉ để nói chuyện
- Điều chỉnh hơi thở
- Thay đổi “khí” trong nhà
- MỘT SỐ MẸO MỚI LẠ GIÚP CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ
- Trân trọng những kết nối
- Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
- Nhường người khác
- Đừng chạy theo “logic”
- Dành mười phút mỗi ngày giữa thiên nhiên
- Khiến người muốn gặp lại ta
- Nhận lỗi ngay
- Đừng ngại nhờ giúp đỡ
- Hãy là người biết lắng nghe
- Đừng quyết định dựa trên được và mất
- THAY ĐỔI CÁCH LO LẮNG, CUỘC SỐNG SẼ TƯƠI ĐẸP HƠN
- Tiền bạc
- Già đi
- Tuổi già
- Tình yêu
- Hôn nhân
- Con cái
- Cái chết
- Hồi kết của một người
Trích đoạn nội dung sách “Đừng Lo Lắng – 48 Bài Học An Dịu Nỗi Lo Âu Từ Một Vị Thiền Sư”:
NHẬN LỖI NGAY
Hãy truyền tải lời xin lỗi cùng cảm xúc chứ không chỉ bằng lời nói
Bạn đã từng xích mích với bạn bè của mình chưa?
Một tình bạn lâu dài nhất định có bất hòa hoặc hiểu lầm. Những điều này có thể dẫn đến rạn nứt.
Tôi rất ngạc nhiên nếu giữa những người bạn thân thiết không có một cuộc chiến nào. Quan trọng làcách xử lý và hòa giải. Nếu bất cẩn, ta có thể phá vỡmối quan hệ bản thân đã vất vả tạo dựng.
Để một hiểu lầm hoặc lời xin lỗi vụng về phá vỡ một mối quan hệ thật sự thật đáng tiếc. Không quá lời khi nói cuộc sống sẽ kém sôi động hơn khi thiếu vắng mối quan hệ đó.
“Quá tắc vật đạn cải (có lỗi thì chớ ngại sửa đổi).”
Đây là một câu nói nổi tiếng trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử, nhưng áp dụng nó vào thực tế có thể rất khó khăn. Ngay cả khi nhận ra chính điều bản thân đã làm gây ra vấn đề, vì lý do nào đó, ta vẫn ngại xin lỗi. Thể hiện sự hối hận với một người bạn tốt có thật sự khó không?
Về điều này, Luận Ngữ nói:
“Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ (có lỗi mà không sửa, đấy mới thật là có lỗi).”
Làm sai và không xin lỗi chính là một cái sai. Trong khi ta vật lộn với câu hỏi liệu có cần xin lỗi hoặc xin lỗi như thế nào, tình hình đang càng trở nên phức tạp và ta có nguy cơ không thể sửa chữa mối quan hệ này nữa.
Lời xin lỗi luôn phải ngay lập tức và trực tiếp. Việc gì càng để lâu càng khó giải quyết. Việc xin lỗi cũng không khác gì.
Ngay cả khi nói xin lỗi ngay lập tức nhưng không có bất kỳ cố gắng hòa giải nào, thời gian càng trôi đi thì càng khó hòa giải hơn. Không khó hình dung người kia cảm thấy thế nào.
“Anh ta xin lỗi ngay lập tức. Có vẻ như anh ta không có ý đó” sẽ trở thành “Anh ta làm sao vậy? Liệu anh ta có nhận ra bản thân đã làm tổn thương không?” sau đó là “Mình chưa từng nghĩ anh ta là loại người đó” và cuối cùng “Đúng là tên khốn! Không thể tin mình đã làm bạn với hắn lâu thế này!”.
Quan trọng là lời xin lỗi phải được thực hiện trực tiếp.
Trong Thiền có từ menju, nghĩa là “mặt đối mặt”.
Nó chỉ cuộc gặp mặt trực tiếp giữa sư phụ và đệ tử, vì những giáo lý quan trọng của nhà Phật được truyền thụ không phải bằng kinh sách hay văn tự mà là trực tiếp, khi những người liên quan đều có mặt.
Việc này áp dụng được hoàn hảo cho việc xin lỗi.
Mặc dù e-mail đã trở thành hình thức liên lạc chính, nó không thể truyền tải đầy đủ cho ai đó rằng ta thật sự cảm thấy như thế nào hoặc ta thật sự nghĩ gì.
Giả sử ta có muốn ai đó xin lỗi mình. Nếu nhận được email nói: “Xin lỗi vì chuyện hôm trước”, ta có cảm thấy như đã nhận được một lời xin lỗi chân thành không? Hay ta có cảm giác bị xúc phạm khi người kia làm điều đó qua e-mail?
Điều này không chỉ giới hạn ở những lời xin lỗi. Bất kỳ cảm xúc chân thành nào cũng có thể bày tỏ được trực tiếp. Quan trọng là phải truyền tải những tiếc nuối, ấn tượng, quan tâm dành cho những người khác, một cách trực tiếp và trực diện. Chiều sâu thật sự của cảm giác được thể hiện qua biểu hiện cơ thể: nét mặt, âm điệu giọng nói và thái độ.
Và những điều này chỉ có thể thấy được khi đối diện trực tiếp với nhau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.