Giới thiệu sách
Công Chúa Ngủ Trong Rừng – Thuật Giả Kim Trong Tâm Lý
TÌM LẠI TRUYỆN CỔ TÍCH TÂM LÝ THUỘC VỀ CHÚNG TA
Nhắc tới truyện cổ tích, đa số chúng ta đều cho rằng đó là các câu chuyện dành riêng cho trẻ em hoặc để người lớn kể cho chúng nghe trước giờ đi ngủ, khó có thể đánh đồng với những thứ cao siêu. Truyện cổ tích thường rất ngắn, kết cấu đơn giản, motif tương tự nhau, dường như truyện cổ tích luôn là một vòng xoay. Mở màn trầm lắng nhưng kết thúc nhẹ nhàng, rừng rậm âm u nhưng phía cuối có ánh sáng, trong tay mẹ kế không bao giờ hết táo độc nhưng luôn thất bại trong gang tấc, dẫu vậy Lữ Húc Á lại có thiên phú kể những câu chuyện người người đều quen thuộc này theo cách hoàn toàn khác.
Độc giả của “Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Thuật Giả Kim Trong Tâm Lý” sẽ bị lòng hiếu kỳ dẫn dắt, hết lần này tới lần khác xuất phát rồi quay về theo nhân vật chính của truyện cổ tích. Đọc xong bảy truyện cổ tích, độc giả sẽ thấy mình vừa là bụi gai vừa là hoa hồng, vừa là tháp cao vừa là vườn rau, vừa là thủy tinh vừa là bậc thang, vừa là gấu lớn vừa là người lùn, vừa lôi kéo vừa kháng cự. Vết nứt trong thế giới tinh thần chợt lớn hơn, chồi non đang cuộn lại bỗng vươn ra, khi biên giới của thế giới thực ngày càng mơ hồ, việc gác lại những chuyện không vui cũng dễ dàng hơn nhiều.
Dù nóng lòng muốn chạy hoặc bị đẩy, bị ép đi, chúng ta đều đang đi trên con đường anh hùng của mỗi người. Ngày trẻ cứ tưởng đó là con đường lớn thẳng tắp, trưởng thành rồi lại phát hiện hóa ra là một con đường hiểm trở hoang vu, qua vài cơn sóng dữ mới hiểu đa số thời khắc chúng ta đều đang xoay vòng – nơi từng ngã quay một vòng lại ngã tiếp; người từng gặp, quay một vòng vẫn sẽ gặp lại. Nhưng điểm khởi đầu này có còn là điểm xuất phát trước đó?
Chỉ biết rằng, nếu thế giới tinh thần mở rộng và chuyển hóa, sinh ra biến đổi về chất, phong cảnh của thế giới chân thực nó phản ánh cũng sẽ bất đồng. Độc giả theo chân Lữ Húc Á tới gần tâm lý học của Carl Jung, ban đầu để giải quyết câu đó cuộc đời, muốn sự u tối vô cớ trong tinh thần tìm được chút ánh lửa, sau khi đọc xong cuốn sách, không thể nói không thấy ánh lửa, nhưng cầm bảo vật lại cảm nhận lòng khoan dung với cuộc đời, tiếp nhận sự u ám đó trong tinh thần, để mặc những cuộc gặp gỡ mang chính mình tiếp tục xoay vòng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.