Giới thiệu sách
Chánh Niệm Từng Phút Giây – Nấu Yêu Thương Nuôi Dưỡng Nhiệm Màu
Từ lịch sử thú vị của việc nấu ăn, cách chế biến và phong vị địa phương của những cách nấu, cuốn sách đem đến cho người đọc một góc nhìn mới, thảnh thơi và chậm rãi hơn, giúp hoạt động nấu ăn cũng đem lại cho người thực hiện một tâm thế nhẹ nhàng, thư giãn và sâu sắc hơn. Chánh niệm là sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và kéo dài khoảnh khắc đó vào miền vĩnh cửu của linh hồn. Kết nối một cách đầy ý nghĩa với lịch sử ẩm thực của con người có thể đem lại cảm giác về sự nhận thức mở rộng này.
Đầu bếp là những người thực hành và cảm nhận từ thực tế – nhưng không hẳn là những người có nhiều thời gian để thiền định hay nhận biết hơi thở. Chánh niệm trong nấu ăn có thể là một nguyên liệu quan trọng hơn bất cứ gia vị nào – ví dụ như muối. Những bếp trưởng thành công nhất là những người có sự tỉnh thức trong việc nấu nướng, nhưng họ không gọi hành động đó của bản thân là việc làm có chánh niệm. Nhưng dù hoạt động nấu ăn có thu hút được những người biết cảm nhận thực tế hay không, hoặc là có những người muốn trở nên thực tế thông qua việc nấu nướng, thì đó cũng không phải là vấn đề. Có một thực tế là, những lúc nấu nướng là cơ hội lý tưởng để chúng ta thoát khỏi cái bẫy về niềm hạnh phúc do tâm trí mình đặt ra; và cho phép chúng ta thêm vào trong mình những điều tích cực. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ mà ta nấu; và cũng chính việc nấu nướng cũng tác động tới nhiều điều. Để tâm trí được gợn những suy nghĩ, lưu ý tới mọi điều như vậy sẽ mở ra một cái nhìn hoàn toàn mới, thay vì chỉ nhìn thấy một quá trình nấu nướng duy nhất. Làm như vậy, tâm trí sẽ làm phong phú thêm cho khoảnh khắc của chúng ta và tạo dựng một nhận thức toàn diện về những gì bản thân đang làm.
Cuốn sách nhẹ nhàng này sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn ngay cả khi bạn đang nấu nướng. Khi thay đổi góc nhìn, tâm thế của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Đây là cuốn sách nằm trong bộ “Chánh niệm từng phút giây”. Cuốn sách gợi mở những suy nghĩ mới về nấu ăn – một trong những hoạt động thú vị nhất mà chúng ta thực hiện mỗi ngày – như một cách tiếp cận có “chánh niệm” hơn với cuộc sống.
Mục lục:
- Lời giới thiệu
- Thức ăn chậm trong một thế giới nhanh
- Một lịch sử ẩm thực sâu sắc
- Kết nối với chu kỳ của tự nhiên
- Hành trình
- Đóng gói và mở gói
- Nghệ thuật nuôi dưỡng
- Trái tim của mọi ngôi nhà
- Cảm nhận qua mọi giác quan
- Con công ở trong bếp
- Ăn uống lành mạnh
- Linh hoạt
- Lễ kỷ niệm
- Liệu chúng ta có trở thành những gì chúng ta ăn?
- Nghĩ về gluten và đường
- Bước trên con đường vững chắc của nông nghiệp hữu cơ
- Nêm gia vị theo lí trí
- Ăn trong chánh niệm
- Tiết lộ về siêu thực phẩm
- Cắt giảm đồ dùng thừa thãi
- Mài sắc con dao và cuộc sống
- Kiên nhẫn, nguyên liệu quan trọng nhất
- Suy nghĩ về lãng phí thức ăn
- Nhìn thấy sự toàn hảo trong cái bất toàn
- Đón nhận lòng biết ơn
- Niềm vui của nấu ăn
- Bày biện: Trau dồi sự giản đơn
Trích đoạn nội dung:
1. Tua nhanh nhiều nghìn năm để đến thế kỷ gần nhất, một nền ẩm thực mới đã lan rộng trên sải cánh của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa cho phép con người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với những bữa ăn truyền thống yêu thích từ mọi ngõ ngách của Trái đất – khái niệm về chế độ ăn uống dựa trên các nguyên liệu có nguồn gốc địa phương và mang tính tập tục giờ đây bị đảo ngược, và những món ăn đặc trưng vùng miền bị biến thành món hàng quốc tế. Chúng ta tìm thấy sushi, pasta, pizza và cà ri trong những cái “tổ” mọi quốc gia. Ngày xưa, những “quả trứng tu hú” như vậy được coi là “đặc sản” địa phương, hầu như chỉ tồn tại ở các quốc gia xuất xứ của chúng. Ngày nay, những nơi bị văn hóa kiểu phương Tây chạm vào, thì bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức chúng; những dòng mạch chung được tạo nên, liên kết những con người riêng biệt.
2. Khi chúng ta sử dụng những tạo vật của các mùa, chúng ta không chỉ tham gia vào một quy trình hay phong cách nấu ăn: Chúng ta đang tham gia vào một cách sống và mở rộng tầm mắt tới các chu kỳ của vũ trụ quanh mình. Chúng ta đang vận hành đồng bộ với những chu kỳ của tự nhiên: Niềm vui song hành cùng sự hồi sinh khi mùa xuân đến; và cảm giác không trọn vẹn, đủ đầy tương ứng với cú đấm của bóng tối vào mùa đông. Ngay khi không kết nối món ăn của mình với sản vật địa phương và theo mùa, chúng ta sẽ đánh mất điều gì đó. Bằng việc tiến vào một cái siêu thị – nơi mọi thứ mà mình nấu và ăn được chiếu sáng bởi thứ ánh sáng đèn điện chói chang của một cửa hàng lớn – chúng ta có nguy cơ mất đi sự kết nối với tự nhiên. Vâng, chúng ta có thể mua dâu tây trong suốt những tháng mùa đông, nhưng điều này có ích lợi gì nếu hương vị đã bị hủy hoại bởi cảm giác mệt mỏi mà nó gợi lên sau một hành trình dài trong bọc nhựa? Tốt hơn là hãy chờ đợi các lễ vật của mùa mới, khi hương vị tuyệt vời của một quả mọng tươi với vẻ hấp dẫn, thuần khiết sẽ nhanh chóng chinh phục chúng ta.
3. Dù sao thì, là một đầu bếp, ưu tiên số một của tôi luôn luôn là hương vị thật ngon của thức ăn, tôi cũng đánh giá cao những lúc không cần phải vội vàng và chú ý đến một cách cẩn thận vẻ bề ngoài của mọi thứ. Điều này không chỉ liên quan đến sự xuất hiện của các thành phần riêng lẻ của bữa ăn mà còn là cách thức mọi thứ được xếp đặt cùng với nhau và sự lựa chọn bát, đĩa và khay đựng đồ ăn được mang ra bàn một cách cẩn thận, tạo nên một bữa tiệc cho đôi mắt của chúng ta.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.