Untitled 2

Dạy Con Tìm Bạn – Giải Mã Mê Cung Tình Bạn Của Con Trẻ

Tiệm sách tí hon xin giới thiệu đến quý phụ huynh cuốn sách “Dạy Con Tìm Bạn” của tác giả Tanith Carey – một cây bút nổi tiếng chuyên viết về nuôi dạy con cái.

Mỗi buổi sáng, khi chào tạm biệt các con trước khi tới trường, đó cũng là lúc cha mẹ gửi con mình đến một hành trình vô cùng đặc biệt. Hầu hết những lời nhắn nhủ “Chúc các con một ngày tốt lành” sẽ bị chúng để ngoài tai, và cha mẹ thậm chí còn không kịp hôn tạm biệt trước khi các cô cậu bé chạy vào sân trường, vào xã hội thu nhỏ của riêng con.

Những nỗi lo bài vở, thi cử đều không là gì so với những trăn trở thường trực của các bậc phụ huynh: “Các bạn của con là ai? Hôm nay sẽ có ai tới lớp học? Giờ ra chơi con sẽ chơi trò gì? Con sẽ ngồi ăn trưa với ai?” Và thông thường, một ngày ở trường của con vừa chứa đựng niềm vui với những người bạn thân thiết và tốt bụng, vừa có những muộn phiền, rắc rối, và cả sự “phản bội” nữa.

Tình bạn sẽ đưa con qua nhiều cung bậc buồn vui. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, việc có một nhóm bạn mà trẻ có thể là chính mình là yếu tố quan trọng để trẻ cảm thấy vui vẻ, hài lòng về bản thân và muốn tới trường. Có bạn bè đồng trang lứa sẽ giúp con vững tâm hơn khi trải qua những khúc mắc vủa tuổi thơ, dù đó là vấn đề với cha mẹ hay vấn đề học tập ở trường. Những người bạn thân thiết không chỉ giúp con cảm thấy tự tin và trân trọng bản thân hơn, mà còn giúp con rèn luyện những kỹ năng cần thiết để xây dựng mối quan hệ lành mạnh khi lớn khôn, ví dụ như lòng cảm thông, kỹ năng thỏa hiệp, hay cách làm lành sau khi cãi nhau

Khi đến tuổi trưởng thành và dần rời xa cha mẹ để sống tự lập, bạn bè chính là yếu tố giúp con định hình bản thân. Tình bạn vô cùng quan trọng với con, vì bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Trong một thế giới mà trẻ con phải một mực nghe lời người lớn, việc chọn bạn bè là một trong những quyền tự do hiếm hoi mà chúng có được.

Tuy vậy, dù là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống, tình bạn của con vẫn là phạm trù mà cha mẹ ít nắm rõ nhất, và họ thường cảm thấy bất lực vì không biết phải làm gì khi con gặp vấn đề với bạn bè. Khi thấy con về nhà với vẻ mặt buồn bã, kể rằng chúng không có ai để chơi cùng ở trường, hay bị bạn bè bỏ rơi vì không được mời đi dự một bữa tiệc, những người làm cha mẹ như chúng ta hẳn sẽ cảm thấy quặn lòng, giống như chính mình cũng đang trải qua những tình huống tồi tệ đó. Thường thì, tâm lý hoang mang và mong muốn che chở con cái sẽ gây ra những cảm xúc xáo trộn trong lòng cha mẹ. “Tại sao những đứa trẻ khác lại làm như vậy với con mình? Con có đang bị bắt nạt hay không? Mình có nên can thiệp và nói chuyện với cha mẹ của những đứa trẻ đó hay không? Hay là mình đang lo lắng thái quá?”

Trong khi tình bạn của con trẻ có rất nhiều chuyện buồn vui khó lường như vậy, thì những năm gần đây, sự thay đổi trong cách giao tiếp giữa cha mẹ và con cái còn khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Những chiếc điện thoại thông minh, với đầy đủ chức năng của một chiếc máy tính, đã cho trẻ được tiếp cận với mạng xã hội, và làm tăng đáng kể thời gian trẻ trò chuyện với nhau qua mạng chứ không gặp mặt trực tiếp ngoài đời.

Xét về mặt tốt, trẻ sẽ được tiếp cận với những mối quan hệ khác nhau, làm quen với nhiều người và có nhiều loại “bạn bè” hơn – hơn rất nhiều so với thời của các bậc phụ huynh chúng ta.

Song, cái giá phải trả cho những mối quan hệ qua mạng xã hội đôi khi lại rất đắt. Trong khi mạng xã hội là nơi để trẻ tán gẫu và kết bạn, màn hình điện thoại chính là rào cản khiến thế hệ trẻ không biết được đối phương thực sự nhìn nhận mình ra sao. Cùng với những câu nói đùa, những tin tức mới cập nhật, và những bức ảnh được chia sẻ tràn lan, bất cứ bình luận nào cũng có thể gây hiểu lầm, vượt quá giới hạn, hoặc làm đối phương tự ái. Ngay cả một bức ảnh không có nhiều người nhấn “like” cũng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và bồn chồn, hoặc một nhận xét vô thưởng vô phạt cũng có thể bùng nổ thành một cuộc tranh cãi đáng tiếc.

Tanith Carey tâm sự:

Cho đến nay, hầu hết những cuốn sách nói về nuôi dạy con trẻ của tôi thường tập trung vào ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên tâm lý của trẻ. Đời sống hiện đại – với tất cả những tiện nghi và những vấn đề phức tạp phát sinh từ đó – có thể biến đổi rất khó lường. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần những kỹ năng cơ bản để có thể lớn lên với tâm tư tình cảm ổn định, lành mạnh, ví dụ như có những mối quan hệ thân thiết trong gia đình và những người bạn luôn ở bên cạnh mình. Là một nhà báo viết về vấn đề nuôi dạy con, được tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhà tâm lý học và giáo viên, tôi đã thử kết nối tất cả các dữ kiện để vẽ ra một bức tranh tổng thể. Và là một bà mẹ với hai cô con gái độ tuổi dậy thì, chính tôi cũng ở trong tình huống nhìn thấy được những thay đổi trong mối quan hệ xã hội của các con.

Trong những cuốn sách trước, tôi đã đề cập đến những tác động của nền giáo dục cạnh tranh lên cuộc sống con trẻ trong cuốn “Taming the Tiger Parent”, ảnh hưởng của những căng thẳng thường ngày lên cha mẹ trong “Mum Hacks”, và những dấu hiệu trưởng thành sớm của trẻ trong “Girls, Uninterupted”, nhưng tôi vẫn thấy thiếu một mảnh ghép quan trọng – đó chính là những áp lực mà con trẻ gặp phải từ những mối quan hệ xung quanh.

Trong khi người lớn có khả năng tự quản lý và kiểm soát cuộc đời mình, trẻ lại không thể làm như vậy. Trẻ không được tự do lựa chọn sẽ được học với những ai trong lớp của mình. Và sau khi tan học, những tranh cãi và căng thẳng vẫn theo chúng từ trường về nhà, trên những trang mạng xã hội.

Trong nghiên cứu của mình, tôi không chỉ nhìn vào khía cạnh khoa học xã hội (mà tới nay vẫn còn chưa được phổ cập tới các bậc phụ huynh) để giúp bạn hiểu được thế giới của con trẻ. Tôi còn phỏng vấn các giáo viên, nhà tâm lý học, chuyên gia tư vấn trong trường học, và với sự cho phép của cha mẹ, tôi đã có cơ hội được trò chuyện với chính các em học sinh, những người đã mở lòng tâm sự với tôi về những mối quan hệ bạn bè ngày thường.

Từ trước đến nay, phần lớn những lời khuyên về tình bạn của trẻ đều hướng tới cha mẹ với con học trung học, hoặc chủ yếu hướng tới con gái. Nhưng chúng ta đều biết rằng, những rắc rối của tình bạn có thể nảy sinh ngay từ khi trẻ mới bốn tuổi, và con trai cũng cần giúp đỡ không kém gì con gái.

Cuốn sách này được chia làm bốn phần. Trong phần một, tôi sẽ đi sâu vào những thay đổi trong đời sống xã hội của con trẻ – và những gì chúng ta có thể làm để giảm bớt căng thẳng cho trẻ. Trong phần II, tôi sẽ tóm tắt những nghiên cứu gần đây về cấu trúc xã hội hiện nay của trẻ. Trong phần III, tôi sẽ hướng dẫn những kỹ năng dành cho trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn, và cách giúp trẻ xây dựng một tình bạn tốt. Cuối cùng, trong phần IV, tôi sẽ sử dụng những nghiên cứu gần đây nhất để giúp các bạn xử lý những rắc rối thường gặp trong tình bạn của con trẻ.

Bạn sẽ thấy những ví dụ và nghiên cứu trong cuốn sách này đan xen giữa học sinh tiểu học và trung học. Đó là vì sự phát triển của tình bạn là xuyên suốt – và cha mẹ sẽ không thể hiểu con mình nếu không xem xét hướng phát triển tâm tư tình cảm của con. Cha mẹ cũng không hiểu được con nếu không biết về nguồn gốc vấn đề mà con gặp phải. Và dù có cố gắng bảo vệ con cái đến thế nào, chúng ta cũng không thể giúp trẻ hoàn toàn tránh khỏi những tình huống trái ngang. Trong một nhóm người sẽ luôn luôn nảy sinh những tranh cãi. Học cách giải quyết những xung đột này chính là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Và dù có hứa với lòng mình là sẽ bảo vệ con từ khi chúng mới lọt lòng đi nữa, cha mẹ cũng không thể bảo vệ con trước mọi thứ. Trẻ cũng cân được trải nghiệm và được vấp ngã. Trong mắt chúng ta, con mình luôn luôn hoàn hảo, nhưng ngoài kia sẽ có vô số đứa trẻ không thích chơi với chúng. Dĩ nhiên, sẽ có những lúc ngay cả bạn bè của trẻ cũng không muốn chơi với chúng nữa – và trẻ cần biết rằng đó không phải là điều gì quá tồi tệ cả. Đó là lúc chúng ta cần can thiệp để giúp trẻ nhìn ra bức tranh tổng thể. Mục đích của cuốn sách này không phải là để bảo vệ trẻ khỏi mọi xung đột, rắc rối và tổn thương trong các mối quan hệ. Cuốn sách này nhằm giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó, hiểu được chuyện gì đã xảy ra, và học cách thiết lập ranh giới để có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên dung túng cho những hành vi xấu tính và coi chúng là bình thường. Khi những vấn đề trong tình bạn nảy sinh, nhất là với con gái, chúng ta không nên tự cho đó là những “chuyện tâm phào” của tụi con gái với nhau. Khi con trai vướng vào những vụ đánh nhau hay trục trặc trong tình bạn, chúng ta không nên coi đó chỉ là những gì con trai thường làm. Cha mẹ thường có xu hướng nghĩ rằng các mối quan hệ của con trai sẽ dễ dàng hơn, nhưng con trai cũng có những rắc rối không thua kém gì con gái. Vì sợ mọi người xem mình là kẻ yếu đuối khi biểu lộ tình cảm, con trai sẽ càng che giấu cảm xúc của bản thân hơn. Điều này có thể làm cho các mối quan hệ xã hội của chúng trông có vẻ đơn giản, nhưng cha mẹ nên bỏ công tìm hiểu và chú ý đến những dấu hiệu cho thấy răng con trai mình đang gặp khó khăn, kể cả khi chúng không đòi hỏi được quan tâm nhiều như con gái.

Cuốn sách này không thể bao gồm hết tất cả những tình huống mà trẻ sẽ gặp phải, và bạn cũng đừng hy vọng mình có thể giúp trẻ giải quyết mọi vấn đề. Không có câu trả lời kỳ diệu nào phù hợp với mọi người. Một số gợi ý có thể phù hợp với con bạn, một số khác thì không. Đừng sử dụng cuốn sách để dạy bảo con trai hay con gái bạn – hoặc để chứng minh rằng bạn hiểu được vấn đề – mà hãy dùng nó làm nền tảng để giúp trẻ cởi mở chia sẻ với bạn. Hãy đọc cho trẻ nghe một vài đoạn và xem chúng nghĩ gì. Sử dụng cuốn sách như một khởi điểm để giúp trẻ hiểu về các vấn đề xã hội mà chúng phải chống chọi hằng ngày.

Một số review từ độc giả trên Amazon

LCHarris: Teenagers and their friends. Who are they hanging out with?

After a certain age the people who are most important people in a teens life is no YOU, it’s their friends.
At this crucial age who they call friends can have a huge impact on their lives and future of their relationships.
Tanith Carey has written many really insightful books about raising children.  (what your child is thinking etc)
This one really hits the mark and is an invaluable guide to helping teens to value themselves and make friends who enhance their lives. A must read for parents of anyone between 12 and 17!

Clare B.: Invaluable

I just powered through this book having received it a couple of days ago.
It’s an invaluable read for parents trying to help their children navigate the issues faced by them in the classroom and through social media.
I particularly liked the insight in to cliques/ friendship groups and the analysis of “relational aggression”- a more subtle form of bullying which is more likely to go under the radar.
There was a lot I related to in this book, and I only wish this had been around when my children were younger.
Interestingly I caught both my 12 year old and 14 year old flicking through it too and they initiated discussions about their experiences in relation to a couple of the topics. I think older teens could well benefit from reading it too.

Aisha: This is a book to read and reread as each child grows through different stages.

Do I didnt want to leave a review before reading enough of the book, firstly I was really excited to recieve this as a mum I do tend to worry about friendships as my children get older, the books gives lots of different examples which is great as all children can tend to be different, it goes in to different social groups and behaviours and how we can guide and support our children. I’m looking forward to reading more.

Nếu cảm thấy hứng thú với cuốn sách này, bạn có thể đặt sách qua link dưới đây:

Các cuốn sách hay khác về dạy con cái và làm cha mẹ